Lịch sử phát triển Tên lửa đẩy Energia

Các công việc phát triển hệ thống Energia/Buran đã bắt đầu từ năm 1976 sau khi người ta hủy bỏ chương trình tên lửa đẩy N1 không thành công. Các cơ sở vật chất và cấu trúc tên lửa N1 đã tiếp tục được sử dụng để phát triển tên lửa đẩy Energia (nhất là tòa nhà lớn nơi người ta lắp ghép tên lửa), giống như cách mà người Mỹ đã sử dụng lại cấu trúc của tên lửa đẩy Saturn V trong chương trình tàu con thoi. Energia cũng thay thế cho khái niệm "Vulkan", trong đó thiết kế dựa trên tên lửa đẩy Proton và cũng sử dụng chất đẩy hypergolic tương tự, nhưng lớn hơn và mạnh hơn nhiều. "Vulkan" sau này được đặt cho các phiên bản tên lửa đẩy Energia sử dụng 8 tầng đẩy phụ, và nhiều tầng đẩy.

Vệ tinh Polyus được gắn trên tên lửa đẩy Energia.

Tên lửa đẩy Energia được thiết kế để phóng lên vũ trụ tàu con thoi Buran, và vì thế nó được thiết kế để có thể mang theo tải trọng được gắn bên cạnh của tên lửa, thay vì đặt tải trọng ở mũi tên lửa, như các vụ phóng vệ tinh thông thường. Thiết kế hệ thống tên lửa/tàu con thoi Energia-Buran cho phép tên lửa đẩy có thể được sử dụng mà không có tàu con thoi Buran, lúc này nó như một tên lửa đẩy mang hàng hóa hạng nặng; cấu hình này ban đầu được đặt tên là "Buran-T".[7] Cấu hình này yêu cầu có thêm một tầng đẩy để đưa tải trọng vào quỹ đạo cuối cùng.[7] Trong lần phóng đầu tiên, tên lửa đẩy Energia với cấu hình tên lửa đẩy hạng nặng, đã mang vệ tinh quân sự Polyus lên quỹ đạo, tuy nhiên, vệ tinh Polyus đã không được đưa chính xác vào quỹ đạo đã định.

Do chương trình Buran đã bị hủy bỏ, tên lửa Energia chỉ được phóng lên vũ trụ 2 lần, hơn nữa tải trọng vệ tinh Polyus đã không được đưa lên quỹ đạo thành công. Di sản của dự án Energia/Buran là họ động cơ tên lửa RD-170 và tên lửa đẩy Zenit, với tầng đẩy I gần giống với tầng I của tên lửa Energia.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên lửa đẩy Energia http://www.astronautix.com/craft/buran.htm http://www.astronautix.com/p/polyus.html http://www.buran-energia.com/energia/energia-carac... http://www.buran-energia.com/energia/energia-desc.... http://www.buran-energia.com/polious/polious-desc.... http://k26.com/buran/index.html http://www.popularmechanics.com/space/rockets/a163... http://www.russianspaceweb.com/energia.html http://spaceflightnow.com/news/n1407/09angara/#.U7... http://web.mit.edu/slava/space/essays/essay-krivon...